Hồ Trúc Bạch:

Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây.

Hồ Trúc Bạch có từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc.

Phủ Chủ tịch:

phu_chu_tich.jpgPhủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư.

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ.

Quảng trường Ba Đình:

quang_truong_ba_dinh.jpgHà Nội là trái tim của nước Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 -1886 đến tháng 1-1887.

Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.

Nhà sàn Bác Hồ:

nha_san_bac_ho.jpgTrong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.

Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.

Nhà Hát Lớn:

Nhà hát lớn Hà Nội là công trình văn hoá vào bậc nhất nước ta được xây dựng vào năm 1902 và khánh thành năm 1911.

Tổng diện tích nhà hát là 2600m2. Nội thất hiện đại, thoả mãn các yêu cầu biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật, các hoạt động văn hoá lớn trong và ngoài nước. Nhà hát đã được tu bổ, nâng cấp và hoạt động rất hiệu quả với phương châm: mở rộng giao lưu quốc tế và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Tại đây, luôn luôn diễn ra những sự kiện văn hoá lớn của thủ đô và đất nước, các buổi tiếp khách quan trọng, các cuộc mít tinh, hội thảo, giao lưu văn hoá.

Thư viện quốc gia:

Nằm trên phố Tràng Thi, Thư viện Quốc gia là thư viện tổng hợp lớn nhất của Việt Nam. Thành lập khoảng năm 1919 và mang tên toàn quyền Đông Dương Pi-e Pát ki ơ, vào lúc phát triển nhất (năm 1939), thư viện có 92.163 cuốn sách, trong đó khoảng hai phần mười là sách tiếng Việt.

Năm 1954, được cải tổ thành Thư viện trung ương, với vốn sách báo cũ, cộng với vốn sách báo của thư viện của Chính phủ đưa từ chiến khu Việt Bắc về chừng 180 nghìn cuốn.

Ngày 26-6-1957, Thư viện trung ương được chính thức mang tên Thư viện quốc gia Việt Nam, đồng thời cũng là cơ quan lưu chiểu sách báo in trong nước. Bốn chục năm qua, Thư viện quốc gia Việt Narn không ngừng bổ sung sách báo trong nước và nước ngoài.

Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây:

Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây nằm ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Phố Mã Mây xưa kia là hai phố: đoạn đầu là phố Hàng Mây chuyên bán song mây, đoạn sau là phố Hàng Mã, thời Pháp thuộc còn có tên Quân Cờ Đen.

Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Với kiến trúc kiểu nhà truyền thống: giữa các lớp nhà có sân trong để lấy gió và ánh sáng, tầng một (phần tiếp giáp mặt phố) dùng để bán hàng, phía trong để ở và sản xuất, phần trong cùng là bếp và khu vệ sinh. Tầng hai, phòng ngoài để thờ và tiếp khách, phòng trong là nơi ở. Ngôi nhà còn được giữ lại các chi tiết kiến trúc cổ Hà Nội.

Đến Hà Nội bạn không thể bỏ qua được nền cảnh đẹp ở đây. Flynow hân hạnh mang đến cho bạn những chiếc ve may bay di ha noi giá rẻ của các hãng hàng không nội địa và quốc tế (Vn airline, Jetstar, Vietjet) và nhiều hàng quốc tế khác. Flynow cam kết đem đến những chiếc ve may bay gia re nhất trong chuyến du lịch Hà Nội của bạn.