“Bà bầu có được ăn hải sản”, “mang thai có nên ăn ốc không” là những thắc mắc chung thường gặp của rất nhiều mẹ bầu. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nếu ăn và chế biến hải sản đúng cách sẽ rất tốt cho bà bầu vì hải sản giàu omega 3 và các dưỡng chất cần thiết khác cho bào thai.

Hướng dẫn các bà bầu ăn hải sản đúng cách để tốt cho mẹ lẫn con

hai san nha trang là nguồn dưỡng chất cực tốt cho bà bầu nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn bạn cần đặc biệt chú ý.
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò, ốc… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn thai phụ cần đặc biệt chú ý.

Lợi ích của hải sản dành cho phụ nữ mang thai

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân. Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Những điều cần tránh khi mang thai
Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản
Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.
Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?
Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?
– Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
– Một tuần nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
– Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…
– Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.