QUY HOẠCH 1/500 LÀ GÌ
Định nghĩa quy hoạch 1/500 là gì
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 và Khoản 2 Điều 24, Luật Xây Dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại:

Quy hoạch chi tiết 1/2000.
Quy hoạch chi tiết 1/500.
Quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 (còn được gọi là quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500) cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.

Quy hoạch 1/500 bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Quy hoạch 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.



Việc đền bù giải tỏa các khu đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông hoặc các dự án xây dựng nhà ở, khu công nghiệp… nhằm phát triển kinh tế – xã hội phải dựa trên cơ sở là đồ án quy hoạch chi tiết 1/500.

Quy hoạch 1/500 triển khai và cụ thể hóa quy hoạch 1/2000. Là cơ sở để lập các dự án đầu tư­ xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Việc lập quy hoạch 1/500 trên cơ sở phải phù hợp với quy hoạch 1/2000.

So sánh quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000
Quy hoạch 1/500 có khá nhiều điểm khác biệt với quy hoạch 1/2000, cụ thể:

Quy hoạch chi tiết 1/500 phải chi tiết hóa đến từng công trình (chứ không chỉ là tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan như quy hoạch 1/2000).
Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể.
Quy hoạch 1/500 là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và lập dự án đầu tư xây dựng. Nó thể hiện rõ phần diện tích đất nào và của ai “dính” vào công trình hay dự án đầu tư nào, và dựa vào đó, mức đền bù mới có thể thỏa đáng được.
Các chỉ tiêu về xây dựng phải có, được thể hiện trên quy hoạch 1/500 như: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…
Với quy hoạch 1/500, có thể xác định được mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch như: cổng vào, đường đi, tường rào…
Ví dụ: Dự án kết nối đại lộ Đông Tây với tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và dự án 90 ha Nam Rạch Chiếc trên địa bàn quận 2; hay dự án 87 ha của quận 2 TP.HCM,… bao gồm nhiều dự án thành phần.

Do vậy, một mảnh đất của cùng một hộ có khi lại liên quan đến 2 hoặc 3 dự án khác nhau. Những dự án có mục đích sử dụng đất khác nhau thì phải áp dụng phương pháp thu hồi đất với mức đền bù (và hỗ trợ bồi thường thiệt hại) khác nhau cho phù hợp (Điều 36, 96, 97 Luật Đất Đai 2003 và các văn bản dưới luật).

⇒ Như vậy, quy hoạch chi tiết 1/500 (có sự tham gia ý kiến của tất cả người dân địa phương liên quan đến dự án) cần được các cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án xem là căn cứ không thể thiếu khi tiến hành đền bù giải tỏa đất đai.

Ý NGHĨA CỦA QUY HOẠCH 1/500
Khi một dự án được mở bán thì giấy tờ pháp lý có giá trị cuối cùng là quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của doanh nghiệp được UBND cấp quận, huyện phê duyệt.
Trong cơn sốt đất lan rộng từ trung tâm TP.HCM ra các vùng ven lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Lợi dụng thị trường đang có chiều hướng tốt, nhiều dự án đất nền chưa đủ điều kiện pháp lý cũng tung ra chào bán. Trong đó, không ít trường hợp cò đất quảng cáo là dự án nhưng thực tế là đất ruộng, chưa chuyển đổi mục đích và chưa được phép tách thửa.

Tham khảo chi tiết tại: https://ankhangreal.vn/blog/giay-phep-1-500-la-gi/