Cùng bài viết tìm hiểu những lý do tại sao nhà mái tôn lại được ưa chuộng và là lựa chọn tốt cho khu vực ven biển miền trung. Bên cạnh đó, giúp bạn tìm cho mình loại tôn phù hợp cho công trình của mình ở đây.


Lý do nhà mái tôn được ưa chuộng ở khu vực ven biển miền trung

Mỗi mùa mưa bão tới, nhà ở sẽ trở thành nỗi băn khoăn, lo lắng của người dân khu vực ven biển. Đây là nơi hứng chịu nhiều cơn bão lũ nhất so cả nước. Thêm vào đó, trong không khí luôn mang đậm vị mặn của biển và là nét đặc trưng riêng của vùng, đồng thời đó cũng là tác nhân gây ra quá trình ăn mòn, rỉ sét cao cho các vật dụng bằng sắt, thép, trong đó có mái tôn.
Vì vậy, mái ngói và mái bằng bê tông cốt thép là lựa chọn hàng đầu của người dân trước đây. Tuy nhiên, sức nặng lớn của hàng trăm viên ngói, những hiện tượng rêu mốc gây mất thẩm mỹ, tốc giựt các viên ngói gây thấm dột nước mưa vào nhà. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người dân ngói bị rơi vỡ trong những cơn bão. Tôn lợp mái chính là giải pháp hữu hiệu mà người dân nơi đây đã lựa chọn nhằm khắc phục những tình trạng trên.
Điểm người dân lo ngại là độ bền cũng như khả năng chống chịu ăn mòn của axit trong vị mặn của nước biển làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của mái nhà. Hiểu được nỗi lo ngại đó, những nhà sản xuất tôn luôn không ngừng cải tiến công nghệ nằm khắc phục yếu điểm đó. Tiêu biểu là các sản phẩm tôn Zacs®+ – một dòng tôn chống rỉ của NS BlueScope Việt Nam – là đơn vị luôn nắm bắt nhu cầu, dẫn đầu xu hướng trên thị trường hiện nay. Sự ra đời của công nghệ INOK™ giúp tôn Zacs chống rỉ sét hiệu quả như tôn INOX là t minh chứng rõ ràng nhất. Nhờ công nghệ INOK™ tạo lớp mạ vi cấu trúc với ma trận 4 lớp bảo vệ hoàn hảo, tăng khả năng chống ăn mòn, chống rỉ sét mái tôn vượt trội, đặc biệt tại vị trí lỗ đinh vít, mép cát và vết trầy xước. Công nghệ INOK™ là công nghệ mạ tiên phong và dẫn đầu hiện nay giúp giải quyết tốt các vấn đề mà công nghệ mạ nhôm kẽm hiện nay chưa giải quyết triệt để.
Hệ kèo mái tôn đơn giản hơn nhiều so với loại mái ngói nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn cho mái nhà trước sức gió mạnh của những cơn bão ở đây.
Ngày nay, thanh kèo bằng gỗ không còn được ưa chuộng bởi giá thành cao và sức năng, các hiện tượng mối mọt. Vì vậy, hệ kèo bằng thép là lựa chọn tối ưu giải quyết những vấn đề trên. Thanh Kèo Zacs có định hình tối ưu theo công nghệ tiên tiến của tập đoàn tôn bluescope Lysaght hàng đầu nước Úc đảm bảo hệ kèo mái tối ưu vật liệu, bền chắc cho mái nhà. Khả năng chống ăn mòn tương đương tôn lợp mái, cường độ chịu lực gấp 2 lần thép đen. Đặc biệt là hệ kèo mái sử dụng Thanh Kèo Zacs với hệ giằng có thiết kế dựa trên tính toán của Úc phù hợp cho từng vùng gió, đảm bảo mái nhà luôn bền vững trước gió bão.
Bên cạnh đó, tôn lợp mái với hệ màu sắc đa dạng, công nghệ phủ sơn hiện đại đảm bảo mái nhà luôn bền đẹp như ban đầu, nâng cao giá trị thẩm mỹ công trình.


Những lưu ý trong xây nhà cấp 4 mái tôn cho khu vực ven biển



Địa điểm xây nhà: Gia chủ nên tránh nơi trống trải hướng ra biển, xung quanh nên có cây xanh nhằm giảm sức gió. Cần có các giải pháp xử lý cây cối khi bão về.
Thiết kế nhà: Bố trí nhà thành từng cụm, so le nhau, tránh việc bố trí thẳng hàng. Tường nhà gia cố bằng giằng sắt hay cột bổ trụ. Hạn chế trổ cửa sổ hoặc cửa với diện tích lớn, khung cửa cần liên kết chắc chắn với tường nhà.
Kết cấu chịu lực nhà ở: Kết cấu nhà đơn giản, tạo thành tổng thể không gian kiến trúc có độ cứng tốt theo 3 phương, tạo khả năng chống xoắn cho căn nhà.
Phần mái nhà: mái nhà phải có độ dốc hợp lý nhằm tránh tình trạng tốc mái. Nên có diềm mái để hạn chế các tác động trực tiếp từ luồng gió lên phần đầu mái. Hạn chế lắp đặt những thiết bị trên mái nhằm giảm tác động của gió tới mái nhà. Bên cạnh đó, cần đảm bảo vì kèo mái níu chặt vào tường, cột chịu lực bằng thép giúp truyền trọng tải gió xuống kết cấu móng nhà.
Thiết kế trần hoặc gác lửng cho nhà ở: Trần nhà liên kết chắc chắn với tường trong và tường ngoài của ngôi nhà, tăng thêm khả năng chống xô đổ của tường khi có gió bão. Nên làm gác lửng nhằm gia tăng khả năng chịu lực gió cho ngôi nhà và có chỗ trú ẩn khi cần.
Móng nhà: Móng nhà cần chắc chắn, đủ lực để neo giữ các kết cấu của nhà. Hậu quả sau những cơn bão là những trận ngập lụt, vì vậy, móng nhà nên xây cao, kết cấu móng cần đảm bảo luôn khô ráo, vật liệu không bị hư hại khi bị ngập lụt, chịu lực tốt trong tình trạng ngập nước.

Chủ đề cùng chuyên mục: