Rất nhiều tín đồ thẩm mỹ rơi vào cảnh tiền mất tật mang vì làm đẹp bằng filler. Ít ai có thể ngờ rằng silicone đội lốt filler chính là tác nhân gây nên những hiểm họa khôn lường.

>>> Xem thêm: bác sĩ thẩm mỹ vương khánh long

>>> Xem thêm: nâng mũi không phẫu thuật

>>> Xem thêm: nâng mũi bác sĩ long

Filler là gì? Sự khác biệt của filler và silicone

+ Filler

Filler là một loại chất làm đầy tự nhiên với cấu tạo từ Axit Hyaluronic. Chất này là một dạng bán vĩnh viễn khi tồn tại trong cơ thể, được vận dụng hữu ích cho việc thẩm mỹ làm đẹp. Khi tiêm chất này vào các vùng lõm sẽ tạo nên một khối mô dày, làm mất đi những nếp nhăn và căng da hơn.

Khi sử dụng filler sẽ không cần can thiệp đến phẫu thuật, không cắt rạch da hay để lại sẹo trên cơ thể.

+ Silicone

Silicone là chất được cấu tạo từ polymers, tên thường gọi là dimethylpolysiloxane. Bằng việc thay đổi những cấu trúc phân tử, người ta sẽ tạo ra các dạng khác nhau như: Silicone lỏng, silicone gel, silicone dẻo và silicone rắn

Đối với việc làm đẹp, silicone dẻo được thiết kế thành các loại sụn chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu làm đẹp an toàn (sụn nâng mũi, sụn độn cằm). Silicone gel là thành phần chính bên trong túi ngực. Tuy nhiên, silicone dạng lỏng lại là một chất bị cấm không được phép sử dụng trong làm đẹp vì không có khả năng phân hủy khi tồn tại trong cơ thể theo dạng chất làm đầy.

Do sự mập mờ trong quảng cáo, nhiều cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng silicon lỏng với giá thành rẻ để lừa dối khách hàng thẩm mỹ là filler. Đây là một trong những vấn nạn vô cùng nguy hiểm.

Silicone đội lốt filler tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Thời gian gần đây, không ít những trường hợp sau khi nâng mũi, nâng ngực một thời gian đã xảy ra biểu hiện đau nhức, sưng viêm thậm chí là hoại tử vùng thẩm mỹ.

Theo bác sĩ long : “Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng chất làm đầy để làm đẹp. Hầu hết các chất này được tiêm trực tiếp vào da của bệnh nhân, sau đó bị vón cục gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật bác sĩ lấy ra hàng lít hóa chất lỏng”.

Cũng theo bác sĩ Long, đối với những trường hợp gặp biến chứng bắt buộc phải phẫu thuật để nạo bỏ hóa chất ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp sau khi cải thiện sẽ để lại sẹo xấu.

Dưới đây là các tác hại mà silicone lỏng có thể gây ra cho cơ thể:

+ Vùng thẩm mỹ bị sưng viêm

+ Bệnh nhân bị đau nhức, khó chịu

+ Silicon vón cục trong cơ thể gây nên các dị dạng

+ Gây tắc mạch máu đẫn đến mù mắt

Trên thế giới silicone đã bị cấm áp dụng để làm đẹp, tuy nhiên rất nhiều cơ thể thẩm mỹ, spa “chui” đã tư vấn và sử dụng làm đẹp gây nhiều hệ lụy. Hầu hết khách hàng khi làm đẹp đều bị đánh lừa silicone là filler hoặc mỡ nhân tạo. Giá thành khi sử dụng các chất này để làm đẹp là rất rẻ, đánh vào tâm lý nhiều khách hàng.

Trong làm đẹp, filler được sử dụng với mục đích làm đầy các vùng lõm, xóa bỏ nếp nhăn hoặc nâng cao một số vùng như cằm, mũi, làm đầy thái dương.

Tuy nhiên, số lượng chất làm đầy khi đưa vào cơ thể phải được định lượng bởi bác sĩ chuyên khoa. Các trường hợp thẩm mỹ gây biến chứng thường xảy ra khi sử dụng vật liệu kém chất lượng, hoặc người thực hiện là kĩ thuật viên tay ngang không có trình độ chuyên môn, không có giấy phép hành nghề y.

Ưu điểm khi sử dụng filler khi làm đẹp là hạn chế tối đa xâm lấn, không cần can thiệp phẫu thuật, không gây đau đớn. Chính vì thế, rất nhiều chị em phụ nữ tìm đến phương pháp tiêm chất làm đầy này vào cơ thể để duy trì vẻ đẹp tự nhiên.