Là một mảnh đát rộng lớn với số dân sinh sống khá odong, Thanh Hóa là nơi có những cảnh đẹp nổi tiếng và những phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn háo dân tộc. Bên cạnh đó, nền ẩm thực nơi đây còn vô cùng phong phú và đa dạng. Cùng taxi san bay khám phá những món ngon nhất định phải thử khi du lịch thanh hóa

Gỏi cá nhệch

Gỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.
Bánh cuốn

Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp nơi trong thành phố. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, nên kể cả khi nguội bánh vẫn ngon như thường.

Ốc mút chùa Thanh Hà

Chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự là địa chỉ quen của những thực khách trót mê mẩn món ốc mút và các món từ ốc.

Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn bị “xúc động” đôi chút. Về quê Thanh du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn dân dã này. Để rồi nhớ mãi câu ca:

“Bao giờ em về quê Thanh. Mà xem dấu vết kinh thành xa xưa

Vĩ nhân và các đời vua. Cũng từ rau má, ốc, cua nên người”.

BÁNH GAI TỨ TRỤ

Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Nguyên liệu làm bánh gồm lá gai, gạo nếp (nếp nương hoặc nếp hoa cau) được xay thành bột. Phần không thể thiếu được để chiếc bánh thơm ngon là nhân bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường và thịt lợn nạc. Bột lá gai, bột nếp, trộn cùng mật mía cho thật kỹ đều rồi ủ trong một đêm. Người thạo nghề nếu thấy mật loãng thường phải đem cô lại và phải để cho mật nguội tự nhiên mới ngâm ủ. Bột được đem vào cối giã sao cho kết dính, hòa thấm vào nhau. Khâu giã bánh góp phần quyết định chất lượng của bánh. Phải trộn thật đều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên sao cho bột mịn mềm dẻo có màu đen bóng. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn. Công đoạn này nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nhão hoặc cứng. Những người làm nghề có kinh nghiệm pha chế mật “non” hoặc “già” còn tùy thuộc vào thời tiết nữa. Những người thợ giàu kinh nghiệm thường lấy mắt để nhận biết. Bột là thành phần chính của bánh, lấy nhân cho vào giữa vê tròn rồi lăn bánh trên mâm đã rải vừng. Làm bánh gai không thể thiếu vừng vì nó tạo cho chiếc bánh thêm ngọt, bùi, béo và dễ bóc. Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải mịn và ngon có được vị thơm của lá gai, dầu chuối; dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, bùi của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng.

Bánh răng bừa

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.